Trang chủ ăn ở đâu ? Thắng cố món ăn dân dã đặc trưng khi đến với Mộc...

Thắng cố món ăn dân dã đặc trưng khi đến với Mộc Châu

0

Thắng cố cái tên nghe lạ tai và không mấy hấp dẫn nhưng đến với Mộc Châu bạn chắc chắn bạn sẽ phải thưởng thức món ăn này một lần, cùng reviewmocchau.vn tìm hiểu món ăn đặc biệt này nhé 

Thắng cố món ăn dân dã đặc trưng vùng Tây Bắc

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông, có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc); về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu, và thịt lợn.

Hiện có ba thuyết về ý nghĩa tên gọi “thắng cố”:

  • Tên gọi “Thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán, đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là “thang cốt” có nghĩa là “canh xương”
  • Tên gọi “thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán, đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là “thang hoắc”
  • Tên gọi “thắng cố” là biến âm của “thoảng cố”, trong tiếng Mông có nghĩa là “nồi nước”. Lại có người cho rằng trong tiếng Mông thắng cố được gọi là “khấu tha” có nghĩa là “canh thịt”

Sự hấp dẫn của món Thắng Cố đến với thực khách tới với Mộc Châu

Thắng cố Mộc Châu
Thắng cố Mộc Châu

Thắng cố là món đặc sản đã có từ lâu đời. Nhưng nồi thắng cố truyền thống của người H’Mông ở Mộc Châu với cách thức chế biến riêng lại tạo ra hương vị khó quên với bất kỳ ai đã từng được thưởng thức món này.

Chế biến đặc biệt món Thắng Cố Mộc Châu

Thắng cố được chế biến rất đơn giản nhưng để nấu ngon miệng thì vẫn cần bí quyết riêng cũng như kinh nghiệm. Người ta mổ ngựa , làm thịt sạch sẽ,lấy tất cả nội tạng ăn được của con vật chặt ra từng miếng.

Sử dụng bếp lửa than, than phải “rực hồng”, dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới), cho tất cả các thứ như thịt thủ, thịt mông, tim, gan, lòng… vào chảo cùng lúc, xào lăn theo kiểu “mỡ ngựa rán ngựa” (dùng chính mỡ có trong thịt để xào, không thêm mỡ ở ngoài). Khi miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.

Thắng cố thường được nấu trong các chảo lớn
Thắng cố thường được nấu trong các chảo lớn

Để nồi nước dùng được ngon, đầu bếp người Mông phải “chăm sóc” rất chu đáo: múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau rừng.

Xem thêm : 

Gia vị được sử dụng cũng rất đặc biệt như mắm, muối, mỳ chính, xả, gừng, hạt tiêu, mắc khén (tiêu rừng), không thể thiếu 3 loại gia vị tạo nên sự khác biệt của nồi thắng cố người Mông Mộc Châu là lá đắng, thảo quả, rau răm.

Trong đó 3 gia vị chính quan trọng nhất là “blôngx zux; luôv lơưk; txir hơưk ” ( Lá đắng; rau răm; thảo quả). Với bí quyết nấu truyền thống này được rất nhiều khách ưu thích” Vị ngọt của thịt, xương quyện với sự đậm đà của nước dùng, vị đắng mát của rau rừng, phảng phất vị thơm của rượu ngô- những điều đó đã tạo nên sự khác biệt của thắng cố người Mông trên cao nguyên Mộc Châu.

Chảo thắng cố
Chảo thắng cố

Theo anh Giàng A Đùa ở bản Co Lóng, xã Lóng Luông – một người thường xuyên chế biến món thắng cố, thì: “Tiết phải được đun cùng xương ngựa ngay từ ban đầu thì khi ăn mới có độ ngọt, xốp. Chỉ có người Mông mới làm ra món thắng cố ngon như thế này thôi, là đặc sản riêng có của đồng bào

Tuy nhiên nói thì dễ vậy thôi chứ mỗi nơi mỗi nhà lại có cho mình bí kíp nấu Thắng Cố riêng. Khi ăn, chảo thắng cố vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

Một lán nhỏ bán Thắng Cố dịp 2-9 Mộc Châu
Một lán nhỏ bán Thắng Cố dịp 2-9 Mộc Châu

Một năm thường chỉ có một lần vào ngày 2-9 Mộc Châu mới có nhiều quán thắng cố. Từ các nhà hàng lớn đến những lều ven đường, tất cả đều nghi ngút khói và mùi thơm ngậy tỏa ra từ những nồi thắng cố ngon lành.

Bát thắng cố ngon
Bát thắng cố ngon

Nếu bạn có dịp tới với Cao nguyên Mộc Châu đừng quên thưởng thức món ăn đặc biệt này nhé, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và khám phá Mộc Châu chi tiết hơn

Đánh giá bài viết của bạn