Nhắc đến Cao nguyên Mộc Châu ngoài khung cảnh yên bình, hùng vỹ núi rừng mà còn được nhắc đến là vùng đất mang đậm nét đặc sắc với các lễ hội ở Mộc Châu. Cùng reviewmocchau.vn điểm danh những lễ hội đặc biệt này nhé
1. Chợ tình – Tết độc lập – ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu
Chợ tình cùng chương trình ngày hội văn hóa các dân tộc được tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hằng năm cũng là một món “đặc sản” níu khách thập phương về với vùng cao nguyên xinh đẹp và hùng vỹ này

Ngoài phiên chợ tình đặc biệt đến với Mộc Châu vào dịp này bạn còn được tham gia ngày hội văn hóa với vô số những tiết mục đặc sắc như : Lễ hội đường phố, văn nghệ dân tộc, hội thi trò chơi dân tộc, hội chợ …..
Chợ tình Mộc Châu
Những phiên chợ tình vốn dĩ là một món ăn tinh thần không thể thiếu với người đồng bào rẻo cao trên vùng Tây Bắc. Hằng năm cứ từ ngày 31/08 đến ngày 02/09 phiên chợ tình Mộc Châu được tổ chức thu hút đông đảo mọi người tham gia.

Hầu như vào ngày lễ này người ta đều tạm gác hết tất cả những công việc đồng áng hằng ngày lại. Từ già trẻ lớn bé gái trai đều xúng xính những bộ quần áo mới để hòa chung vào không khí nhộn nhịp.
Thông thường những phiên chợ tình đều được tổ chức ở thị trấn Mộc Châu tỉnh Sơn La, cách Hà Nội khoảng hơn 200km. Mọi người từ khắp nơi đều đổ về đây để tham dự và xem những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Đúng như tên gọi của chúng – một phiên chợ tình. Nơi người ta gặp gỡ không vì bán buôn hay trao đổi hàng hóa, không phải vì nhu cầu mưu sinh hay vật chất. Mà là để hẹn hò và trò chuyện cùng nhau.
Những đôi nam thanh nữ tú đang tuổi dựng vợ gả chồng, tìm đến phiên chợ tình để gặp gỡ trao duyên. Những người yêu nhau đến phiên chợ tình để nhờ đất trời chứng giám cho hai chữ duyên nợ.

Những người già con nít đến với phiên chợ tình để nhìn đôi lứa kết đôi, để vui chơi giải trí. Để thấy chính mình như trẻ lại, để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau những ngày đồng áng vất vả.
Người ta đến phiên chợ tình còn để gặp gỡ lại những người bạn từ dưới miền xuôi lên, để trò chuyện chia sẻ cùng nhau. Phiên chợ tình hơn một chữ tình của đôi lứa đó còn là tình cảm mộc mạc chân chất của những người lao động đó còn là tình người với nhau.
Phiên chợ tình nơi khách du lịch có cơ hội để trải nghiệm một lễ hội truyền thống độc nhất vô nhị của người đồng bào miền núi.
Nơi tìm thấy những món quà lưu niệm truyền thống để tặng bạn bè hay người thân. Và cũng có thể là nơi bạn tìm thấy một nửa còn lại của mình để hẹn hò trao duyên.
- Địa điểm: trung tâm huyện Mộc Châu và Vân Hồ cũng như các xã lân cận.
- Thời gian: Từ 28/8 đến 2/9 hàng năm.
- Nội dung : Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, gặp gỡ …
2. Lễ hội hết chá
Lễ hội Hết Chá là một trong những lễ hội đặc sắc ở mộc châu(kết thúc mùa ban nở), thường diễn ra từ 23-26/3 hàng năm. Với nhiều người có lẽ cái tên “Lễ hội Hết Chá” còn khá xa lạ.

Chuyện rằng, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng.

Vùng đất thấp, cái chậu khổng lồ… là một cách gọi khác của bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu) – Nơi đây được thiên nhiên ban tặng sơn thủy hữu tình với những đồi thông bạt ngàn gió và hồ nước xanh trong, khí hậu trong lành, mát mẻ.
Bản Áng đã trở thành khu nghỉ mát và du lịch sinh thái thơ mộng. Mảnh đất nơi đây giàu truyền thống, con người hiền hòa hiếu khách, với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Tháng Ba, vào mùa hoa ban rực sáng núi rừng, người dân bản Áng lại tưng bừng tổ chức “Lễ hội Hết Chá”.
Sau lễ lấy hoa, dâng hoa sẽ diễn ra lễ hội, gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ là dịp để người con nuôi bày tỏ lòng thành kính với thầy mo đã chữa bệnh cho mình, mang tính nhân văn sâu sắc.
Thông qua phần lễ với những tích xưa được kể và dựng lại do chính những người dân biểu diễn, người tham dự lễ hội sẽ được truyền dạy kinh nghiệm sản xuất cũng như nghe những lời răn dạy để mọi người sống với nhau tốt hơn.
Điểm nổi bật của những tích trò là tính hài hước, hóm hỉnh theo lối gái giả trai, trai giả gái, làm cho người xem cười thỏa thích.
Trong phần hội còn diễn ra những hoạt động vui chơi giải trí vui nhộn ở nhiều khu vực, thi: xòe dân tộc Thái, món ăn dân tộc, đi cầu kiều, đi cà kheo…
- Địa điểm: Bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu
- Thời gian: Ngày 25 – 26/3 hàng năm
- Nội dung: Lễ hội gồm 2 phần: Lễ và Hội
3. Lễ hội cầu mưa
Đối với người Thái ở Mường Sang,Huyện Mộc Châu Lễ hội Cầu mưa là dịp trọng đại nhất trong năm. Từ đêm trước diễn ra lễ hội, mọi người đã chuẩn bị chu đáo đồ cúng lễ là những thức ăn, thực phẩm thường ngày như: cơm lam, cá xông khói, gà luộc, gạo nếp ….

Phần nghi lễ, từ sáng sớm, những người phụ nữ Thái trong trang phục dân tộc đi lấy nước tại mó nước đầu nguồn của bản mang về làm lễ.

Sau khi thực hiện hết các nghi thức xin nước, thầy cúng, bà góa và ông Then sẽ đi dọc theo bản, đến từng nhà để gọi tất cả phụ nữ trong nhà ra mó nước của bản để lấy nước và tham gia Lễ hội Cầu mưa.
Câu chuyện khởi nguồn của lễ hội cầu mưa của người Thái ở Mộc Châu đó chính là xuất phát từ những ngày tháng hạn hán kéo dài, mong mãi không được, có một bà góa đã hi sinh và đi cùng thầy mo để cầu mưa. Từ đó đến nay, ngày 15-2 hàng năm là ngày của lễ hội cầu mưa.
- Địa điểm: Bản Nà Bó I, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu.
- Thời gian: Ngay 15/2 âm lịch hàng năm.
- Nội dung: Lễ hội Cầu Mưa gồm 2 phần là phần lễ và phần hội.
4. Tết Xíp Xí của đồng bào dân tộc thái
Tết Xíp xí là dịp để đồng bào bày tỏ lòng biết ơn đối với con trâu, con bò, công cụ sản xuất…, tất cả đều được tắm rửa, lau chùi sạch sẽ và được bày mâm cúng vía với các lễ vật, đặc biệt là thịt vịt, xôi nếp nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng.

Tết, chủ nhà được ăn thì trâu bò cũng được liên hoan. chủ nhà nào cũng chuẩn bị sẵn cỏ non từ hôm trước để bồi dưỡng cho Chúng. Sau khi cúng xong, trâu bò sẽ được chủ nhà (thường là các em đã chăn dắt chúng) bón trộn muối, đổ chén rượu lên đầu lấy may.xôi màu
Tết Xíp xí được tổ chức theo từng gia đình, có nơi theo dòng họ và tùy theo từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức to, nhỏ khác nhau. Dịp này, gia đình nào càng mời được nhiều bà con, khách khứa đến dự càng may mắn. Người Thái Trắng dù đi xa, nhưng đến ngày Tết Xíp xí ai cũng mong muốn về sum họp vui vẻ cùng gia đình.
- Địa điểm: Tổ chức theo gia đình
- Thời gian: Ngày 14/7 âm lịch hàng năm.
- Nội dung: Cầu được mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Cầu cho trâu khỏe mạnh, có sức kéo cày làm ra nhiều hạt thóc cho chủ nhà.
5. Lễ hội hoa ban
Lế hội Hoa Ban (hay còn gọi là lễ hội Sên bản, Sên mường) là lễ hội cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội thường được tổ chức vào mùng 5 tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng núi rừng Tây Bắc.
Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn.
Nếu như lễ hội Sên bản (2 năm/ lần) chỉ diễn ra trong phạm vi của bản, mục đích là “cầu thần phù hộ” và cúng “rửa lá, xua đuổi thần trùng”, ít tổ chức các trò vui, thì lễ hội Sên Mường (3 năm/ lần) lại được tổ chức rất to, thu hút nhiều người tài giỏi của toàn mường tham gia. Lễ hội Sên mường diễn ra trong ba ngày.
Phần lễ tưng bừng, trang nghiêm, thành kính với đám rước và lễ cúng tế trời đất, các thế lực siêu nhiên. Phần hội chiếm phần lớn thời gian với các cuộc thi bắn súng hoả mai, cung nỏ, ném còn, chọi gà,…
trong tiếng trống tiếng chiêng tưng bừng của ngày hội, vòng người múa xoè hầu như diễn ra liên tục, tưởng như không ngừng nghỉ. là một trong những lễ hội ở Mộc Châu khá nổi bật nếu đến với Mộc Châu vào dịp này hãy tham gia lễ hội đặc biệt này nhé
Xem thêm :
- Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu 2020 chi tiết, chính xác nhất
- Điểm danh các khu nghỉ dưỡng bật nhất tại Mộc Châu
- Kinh nghiệm khám phá đồi chè Mộc Châu chi tiết
Đối với nam, nữ thanh niên trong mường, đêm cuối hội là đêm vui nhất. Giữa khung cảnh thơ mộng của núi rừng, các cuộc thi hát giao duyên hoà cùng tiếng khèn, tiếng sáo kéo dài cho đến tận khuya.
- Địa điểm: Tổ chức theo gia đình
- Thời gian: Ngày 5/2 âm lịch 3 năm 1 lần.
6. Tết đồng bào h’mông
Theo phong tục người Mông, ngày mùng Một chỉ đi chúc Tết, uống rượu và đặc biệt kiêng kỵ việc tiêu tiền. Khác với người Kinh và đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước, người Mông ở Mộc Châu ăn Tết vào đầu tháng Chạp âm lịch.
Tết của người Mông thường diễn ra trong 3 ngày nhưng trước đó cả tháng, khắp các bản làng ở xã Lóng Luông, Tân Lập, Lóng Sập, Chiềng Xuân, Chiềng Sơn… đã nhộn nhịp không khí đón xuân.
Người Mông chuẩn bị ngày Tết rất chu đáo. Mỗi người mỗi việc, đàn bà miệt mài hoàn thiện đường thêu, nút chỉ trên bộ váy áo mới để cho người lớn, trẻ con diện Tết. Đàn ông tất bật đi mua sắm đồ hay thịt lợn gà làm bữa cơm thịnh soạn cho gia đình.
Nếu như với người Kinh ở miền xuôi, mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết người Mông phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời – là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Do đó, giã bánh dày là việc làm không thể thiếu trong ngày Tết nơi đây.
